Categories
blog

5 bãi biển tuyệt đẹp ít biết ở Sydney

Bạn đang cảm thấy chán ngán giữa những đám đông kẹt cứng người ở các bãi biển nổi tiếng ở Sydney? Bạn muốn tìm một bãi biển cát trắng yên tĩnh hơn và tắm nắng “một mình”?

Dưới đây là danh sách những bãi biển “bí mật” ở Sydney có thể đáp ứng những mong muốn của bạn; có những bãi biển rất gần CBD với view cảng cực đẹp, một số khác thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho chuyến đi. Tất cả đều mang đến cho bạn sự riêng tư tuyệt vời!

1. Flat Rock Beach

Bãi biển Flat Rock là nơi lý tưởng để giải nhiệt sau một quãng đường đi bộ băng qua Garigal hoặc chèo kayak xuôi Middle Harbour.

2. Lady Martins Beach

Là một dải cát dài và hẹp dọc Vịnh Felix, biển Lady Martins là một địa điểm hoàn hảo cho một buổi ngụp lặn thoả thích không bị phiền hà bởi đám đông ở cảng.

3. Little Bay Beach

Ngay góc cuối phần nhô ra của Prince Henry ở Little Bay là một bãi biển được chia làm hai phần bởi một mỏm đá. Little Bay Beach sở hữu nhiều tiện nghi tiện lợi với mặt biển yên tĩnh. Hãy ghé siêu thị gần đó mua vài lon nước và tận hưởng cảm giác thư thái vô cùng quyến rũ tại đây nhé!

4. Milk Beach

Được xem là “viên ngọc quý” còn ẩn mình, Milk Beach tự hào khoác lên mình vẻ đẹp bình yên với view cực thoáng nhìn ra thành phố, Harbour Bridge và Rose bay.

5. Obelisk Beach

Nằm ở phía nam Middle Head, Obelisk Beach là một bãi biển khác nổi tiếng với sự bình yên, yên tĩnh và view của South Head

Categories
blog

7 điều nên thử khi du lịch Sydney

Sydney một trong những thành phố sôi động và phát triển bậc nhất nước Úc. Với cảnh quan hùng vĩ, các công trình kiến trúc ấn tượng cùng nền văn hóa đa dạng đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan mỗi năm. Để khám phá Sydney một cách trọn vẹn và tuyệt vời nhất, bạn nên thử trải nghiệm 7 hoạt động thú vị mà Vietnam Booking sẽ giới thiệu ngay dưới đây.

Những trải nghiệm bạn nên thử khi du lịch Sydney

1. Chinh phục cầu Cảng Sydney

Hãy bắt đầu chuyến hành trình khám phá thành phố xinh đẹp bằng trải nghiệm leo lên cầu Cảng đi nào. Có thể độ cao và sự choáng ngợp khiến bạn e dè. Nhưng đừng lo vì bạn sẽ được hỗ trợ bằng dây an toàn. Mất khoảng một giờ đồng hồ để bạn chinh phục cây cầu nhưng đổi lại, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố từ trên cao.

Cầu cảng Sydney
Cầu cảng Sydney

2. Lênh đênh trên tuyến đường thủy đẹp nhất

Bạn có thể thấy sông, hồ, biển, kênh ở bất cứ đâu khi du lịch nước ngoài nhưng việc tự chèo thuyền, lênh đênh trên con nước là điều chưa bao giờ đúng không nào? Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không trải nghiệm cảm giác tự tay chèo thuyền trên tuyến đường thủy đẹp nhất nước Úc đi nào. Du lịch Sydney trên sông, cùng nhóm bạn chinh phục những hẻm núi sâu, vùng cây rậm rạp sẽ giúp bạn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt thêm yêu mảnh đất này hơn.

3. Thư giãn ở bãi biển Bondi

Nói Sydney là thế giới thu nhỏ quả không sai. Bởi nơi đây hội tụ hầu hết các cảnh sắc từ ao, hồ, sông, núi đến biển cả mênh mông. Đã đến Sydney mà không ghé lại bãi biển Bondi xinh đẹp thì thật tiếc các bạn ạ. Cách thành phố khoảng 45 phút đi ô tô, bãi biển với những triền cát trải dài, nước trong xanh và sóng vỗ rì rào ngày đêm đã “hút hồn” biết bao du khách. Đến đây, bạn không chỉ chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp mà còn được tham gia các hoạt động như lặn biển, lướt sóng …

Bải biển Bondi Sydney
Bải biển Bondi Sydney

4. Cắm trại trên hòn đảo nhỏ

Từ Sydney, bạn có thể mua vé phà một chiều hoặc khứ hồi đến các hòn đảo tuyệt đẹp như Clark hay Cockatoo. Quang cảnh nơi đây thanh bình và rất mát mẻ, thích hợp để thực hiện một buổi picnic, quây quần ăn uống cùng gia đình, bạn bè.

5. Khám phá Blue Mountain

Dãy núi tuyệt đẹp này là trong những địa điểm được du khách thường xuyên ghé thăm khi du lịch Sydney. Với bầu không khí trong lành,  mát mẻ cùng nhiều hoạt động thú vị và đặc biệt có những quán cà phê cực xinh xắn đã khiến nơi đây đã đẹp nay còn thu hút hơn. Để đến được đây, từ trung tâm bạn có thể thuê xe ô tô hoặc đi theo tour và mất tầm 90 phút.

Khám phá Blue Mountain
Khám phá Blue Mountain

6. Thưởng thức ẩm thực tại nhà hát Opera

Ở Sydney có khá nhiều nhà hàng, quán ăn nhưng muốn thưởng thức một bữa ăn sang trọng, tiện nghi và ngắm được thành phố thì bạn nên đến nhà hàng OperaBar. Nằm ở vị trí trung tâm của nhà hát Opera, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp của bến cảnh và nhà hát. Nhà hàng này có rất ít chỗ ngồi, vì thế bạn nên đặt bàn trước khi đến. Opera mở cửa vào 11h sáng hằng ngày và 9h sáng các ngày cuối tuần.

Thưởng thức bữa tối tại Sydne Opera House
Thưởng thức bữa tối tại Sydne Opera House

7. Ngắm hoàng hôn trên du thuyền

Một trong những địa điểm lý tưởng để ngắm khoảnh khắc mặt trời lặn là ngồi trên du thuyền tại cảng Sydney. Nơi đây sẽ bao quát tầm nhìn từ nhà hát Opera đến cây cầu đỏ để bạn có thể chiêm ngưỡng hoàng hôn một cách trọn vẹn nhất. Thưởng thức các món ăn tuyệt ngon, nhâm nhi chút rượu rồi ngắm nhìn khoảnh khắc tắt nắng hẳn sẽ khiến tâm hồn bạn thư thái, nhẹ tênh.

Theo Vietnambooking

Categories
blog

Những điều cần tránh khi đến Sydney, Úc

Dù bạn đang có kế hoạch định cư Úc hay chỉ đến Úc tham quan du lịch, đặc biệt là thành phố, bạn cũng cần biết những điều này để tránh gặp phải tìn h huống không hay.

Nhà hát Opera Sydney ( Nguồn: Unsplash)

Lên xe buýt mà không có thẻ Opal

Thẻ Opal được cung cấp miễn phí và có thể mua tại hầu hết các trạm xe buýt và các cửa hàng tiện lợi. Đa số các phương tiện vận chuyển công cộng tại Sydney đều cần thẻ Opal.

Bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình một thẻ Opal nếu không muốn làm tâm điểm chú ý cho nhiều người địa phương vì làm chậm chuyến xe buýt.

Quên sử dụng kem chống nắng

Muốn có một màu da bánh mật như người Australia thì hãy cẩn thận trước khi ra đường. Mặt trời tại Australia có cường độ chiếu sáng mạnh hơn tại những nơi khác.

Nếu du lịch tại Sydney một ngày mà không sử dụng, bạn có khả năng sẽ bị lột và rát da. Sử dụng kem chống nắng để tránh ảnh hưởng tới chuyến du lịch của mình

Uống rượu tại nơi công cộng

Australia rất nghiêm với hành vi uống rượu tại nơi công cộng. Nếu bạn không muốn bị phạt một khoản phí hay phải gặp phiền phức với cảnh sát thì hãy thưởng thức những chai bia hay cốc rượu tại các quán bar hay tại khách sạn mình lưu trú.

Đừng so sánh Sydney với Melbourne tại nơi công cộng

Sydney và Melbourne có lịch sử lâu đời về việc cạnh tranh với nhau. Nếu bạn không muốn bắt gặp những ánh mắt khó chịu của người địa phương đừng nhận xét về sự hơn thua của 2 thành phố này.

Dậy muộn

Không giống như các nơi khác, người dân Sydney dậy rất sớm. Sống ở nơi có khí hậu ôn hòa cả năm, người Sydney cho rằng thật uổng khi họ không tận dụng hết thời gian 1 ngày của mình để tận hưởng khí trời.

Thông thường người dân Sydney thức dậy từ lúc 6 giờ và các quán cà phê và nhà hàng thường bắt đầu hoạt động vào lúc 7 giờ.

Bơi tại cảng

Làn nước xanh của cảng Sydney rất thích hợp cho một buổi đi bơi nhưng đừng thử bơi dù chỉ một lần. Khu vực tại cảng thường có rất nhiều cá mập bò.

Loài cá mập này vốn rất hung tợn và nổi tiếng với những vụ tấn công người bơi tại khu vực chúng săn mồi. Hãy cẩn thận và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định bơi tại khu vực cảng.

Cân nhắc về tiền boa

Xứ sở của các chú chuột túi có chế độ lương và đãi ngộ rất tốt cho ngành dịch vụ nên tại đây, nhân viên không phụ thuộc vào tiền boa như những nơi khác trên thế giới. Bạn không cần phải đắn đo về việc có nên thêm tiền boa hay không.

Khi đến Sydney, du khách có thể khám phá các địa danh du lịch nổi tiếng khác như tháp Sydney, cầu cảng Sydney Harbour, hay khu phố cổ the Rocks, khu giải trí Darling Harbour và Sydney Opera House.

Nguồn: https://www.interimm.vn/nhung-dieu-can-tranh-khi-den-sydney-uc/

Categories
blog

Visa 190: Định cư Úc diện tay nghề có bảo lãnh

Thông tin visa 190

Visa 190 là visa thường trú (PR) dành cho những lao động có kỹ năng muốn sang Úc sinh sống và làm việc theo phương pháp tính điểm (Points test) và được chỉ định bởi một cơ quan chính phủ của Tiểu bang/Vùng lãnh thổ Úc.

Lợi điểm visa 190:

–          Nếu được tiểu bang bảo lãnh, bạn sẽ được cộng thêm 5đ vào điểm point-test.

–          Khi được bảo lãnh thành công, hồ sơ của bạn sẽ ngay lập tức nhận được thư mời từ Bộ Di Trú Úc. Hồ sơ của bạn không phải xếp hàng chờ đợi theo nguyên tắc điểm cao sẽ được nhận thư mời

–          Thời gian chờ đợi là rất rủi ro trong quá trình xin visa tay nghề Úc, vì luật di trú Úc đối với diện tay nghề thay đổi rất thường xuyên và theo hướng khó hơn. Visa 190 có thể giúp bạn vượt qua khó khăn phải cạnh tranh với các hồ sơ điểm cao, rút ngắn thời gian chờ đợi.

Quyền lợi visa 190:

–          Được cấp thường trú nhân ngay lập tức cho cả gia đình (vợ/chồng, con)

–          Cả gia đình được tham gia y tế miễn phí

–          Con cái được học hành miễn phí lớp 1-12

–          Học phí ưu đãi như công dân Úc ở bậc Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học

–          Được quyền hưởng trợ cấp từ chính phủ Úc

–          Tự do học tập, làm việc, kinh doanh tại Úc

–          Được quyền bảo lãnh người thân sang Úc & thi lên quốc tịch nếu hội đủ điều kiện

Điều kiện của visa tay nghề bảo lãnh bang 190:

–          Độ tuổi từ 18 đến 44 tuổi

–          Đạt tổng điểm đánh giá của visa tay nghề – hiện nay là 65 (01.2020)

–          Trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu

–          Vượt qua thẩm định chuyên môn

–          Cần có bang bảo lãnh:

  • Mỗi tiểu bang có một danh sách ngành nghề riêng mà bang đó xét thấy còn có nhu cầu tuyển dụng từ nguồn người định cư.
  • Ở từng bang, các yêu cầu cụ thể về kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếng Anh hoặc các kỹ năng chuyên môn có thể khác nhau.

Cách kiểm tra thang điểm Points test

–           Tuổi (tối đa 30 điểm)

Bạn cần trong độ tuổi từ 18 – 44 tại thời điểm được mời nộp hồ sơ xin visa.

–          Khả năng tiếng Anh (tối đa 20 điểm)

IELTS 7.0 (điểm mỗi kỹ năng tối thiểu 7.0) – 10 điểm

IELTS 8.0 (điểm mỗi kỹ năng tối thiểu 8.0) – 20 điểm

–           Kỹ năng chuyên môn (tối đa 20 điểm)

Để giành được điểm trong phần kỹ năng chuyên môn, bạn cần đạt điều kiện: trong 10 năm trước khi xin visa, bạn phải làm một công việc với thời gian tối thiểu 20h/tuần, đồng thời công việc này nằm/ tương đương các công việc trong danh sách nghề ưu tiên.

–          Bằng cấp (tối đa 20 điểm)

Điểm trong phần này được tính dựa trên bằng cấp cao nhất của bạn. Ví dụ, nếu bạn tốt nghiệp Đại học và Tiến sĩ, thì bạn sẽ được cộng điểm cho bằng Tiến sĩ.

Bằng Tiến sĩ: 20 điểm

Bằng Đại học: 15 điểm

Bằng Cao đẳng: 10 điểm

–          Tiêu chuẩn học tập tại Úc

Bạn có thể được cộng 5 điểm nếu bạn đã tốt nghiệp 1 hay nhiều bằng cấp, chứng chỉ được cấp bởi một tổ chức giáo dục của Úc và đạt đầy đủ yêu cầu học thuật của Úc.

–          Các tiêu chuẩn khác

Bạn sẽ được cộng điểm nếu thuộc một số trường hợp sau đây:

Có chứng chỉ ngôn ngữ cộng đồng (Credentialled community language)

Bạn từng học tập và sinh sống tại một vùng nhất định của Úc hoặc những vùng ít dân cư tại Úc.

Vợ/chồng của bạn có kỹ năng nghề cũng nằm trong danh sách nghề ưu tiên của CP.

Năm học nâng cao tại Úc: Bạn có thể được cộng 5 điểm nếu bạn đã hoàn thành một năm học nâng cao (Professional year) tại Úc trong vòng 4 năm trước khi bạn được mời nộp đơn xin visa. Khoá học nâng cao này phải nằm trong danh sách ngành nghề ưu tiên hoặc liên quan đến những ngành nghề ưu tiên và phải kéo dài tối thiểu 12 tháng.

Hồ sơ xin thị thực 190 Úc

Để có thể thuận lợi trong việc nộp đơn xin cấp visa 190 Úc, bạn cần lưu ý và chuẩn bị đủ các loại giấy tờ sau:

–          Hồ sơ cá nhân.

–          Giấy chứng nhận kết hôn/ ly hôn (nếu có).

–          Bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ, giải thưởng.

–          CV/ sơ yếu lý lịch.

–          Chứng chỉ IELTS.

–          Thư giới thiệu việc làm.

–          Giấy tờ nộp thuế, thanh toán lương, đóng lương hưu.

–          Xác nhận của ngân hàng về việc thanh toán lương.

Thời gian xử lý visa 190 Úc là bao lâu?

Đây là các bước và khung thời gian xét duyệt của visa Úc 190:

–          Thời gian thụ lý: 8 – 11 tháng (tùy vào hồ sơ).

–          Thẩm định kỹ năng tay nghề: 4 – 12 tuần (tùy vào cơ quan).

–          Đơn xin đề cử: 4 – 8 tuần (tùy vào tiểu bang bạn đang tìm kiếm đề cử).

Có thể nói visa 190 chính là cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng tại Úc của nhiều người lao động Việt Nam. Vì thế bạn đừng để vụt mất cơ hội sở hữu visa thường trú này.

Categories
blog

Các loại VISA định cư Úc năm 2020

Định cư Úc theo diện đầu tư:

Đối với diện đầu tư định cư Úc sẽ có ba loại visa được cấp đó là: visa 132, visa 188 và visa 888. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách định cư ở Úc với từng loại visa này.

VISA 132

Đây là diện visa dành cho doanh nhân tài năng; đồng thời là chương trình cấp visa cho phép doanh nhân và gia đình được phép di trú vĩnh viễn, sống và hoạt động kinh doanh tại đất nước này, thông qua hai diện sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
  • Doanh nhân được tài trợ vốn.
Định cư theo diện doanh nhân được nhiều người lựa chọn

Những điều kiện để nộp đơn xin visa định cư Úc diện doanh nhân hoạt động hiệu quả, doanh nhân đó phải dưới 55 tuổi cùng với tổng tài sản cá nhân và nguồn vốn doanh nghiệp đạt tối thiểu đến 1.500.000 AU

Ngoài ra, hai trong bốn năm trước ngày nộp đơn, 400.000 AUD là con số tối thiểu mà doanh nghiệp hoặc công ty phải đạt được cùng với doanh thu hàng năm phải đến con số là 3.000.000 AUD.

Đồng thời, số cổ phần doanh nhân đó nắm giữ trong doanh nghiệp hoặc công ty phải đến 51% nếu doanh thu hàng năm của công ty dưới 400.000 AUD.

Ngược lại, trong trường hợp doanh thu hàng năm trên 400.000 AUD thì doanh nhân đó phải sở hữu 30% hoặc 10% với trường hợp công ty đã công khai niêm yết, lên sàn chứng khoán.

VISA 188

Đây là loại visa diện doanh nhân có bảo lãnh. Người thỏa mãn điều kiện định cư tại Úc muốn nộp đơn xin visa phải dưới 55 tuổi.

Đồng thời, phải đạt tối thiểu 65 điểm theo thang điểm định cư Úc, và nhất định phải có ít nhất một bang ở Úc bảo lãnh.

Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn phải có vốn đầu tư tối thiểu là 800.000 AUD.

Bên cạnh đó, hai trong 4 năm kể từ ngày nộp đơn, doanh thu hàng năm của doanh nghiệp tối thiểu phải đạt là 500.000 AUD.
Đồng thời, phần trăm cổ phần trong công ty phải đạt ít nhất khoảng 51% nếu doanh thu hàng năm dưới 400.000 AUD.
Ngược lại, trong trường hợp doanh thu hàng năm cao hơn 400.000 AUD thì phần trăm cổ phần phải đạt 30% hoặc 10% với trường hợp công ty đã công khai niêm yết và lên sàn chứng khoán.

VISA 888

Cuối cùng là visa 888 sau khi doanh nhân được cấp visa 188 và đủ điều kiện doanh nhân có thể nộp đơn để xin visa 888 – Visa định cư vĩnh viễn tại Úc.

Sau khi được cấp visa 888, doanh nhân và gia đình sẽ được hưởng hầu hết những chế độ ưu đãi của người dân bản xứ.

Ngoài ra, được phép bay về nước bất cứ lúc nào nếu muốn.

Đặc biệt, chỉ sau một năm sinh sống ở Úc, doanh nhân và gia đình có thể xin nhập quốc tịch nếu muốn.

Định cư Úc theo diện bảo lãnh

Định cư theo diện kết hôn

Định cư Úc theo diện kết hôn có hai loại visa mà đương đơn được phép định cư tại Úc đó là visa 300 và visa 309.

định cư Úc theo diên kết hôn
Định cư Úc theo diện kết hôn có hai loại visa 300 và 309

VISA 300

Visa 300 là visa dành cho người đã đính hôn với một người đang cư trú tại Úc và người được cấp visa thời gian kết hôn tối thiểu là 9 tháng kể từ ngày được nhận visa.

Bên cạnh đó, bạn và người bảo lãnh đều phải trên 18 tuổi chưa kết hôn, cả hai phải khác giới và đã gặp nhau trước đó.

VISA 309

Visa tiếp theo được cấp cho người nộp đơn diện kết hôn hợp pháp là visa 309. Đây là visa thường trú, nó cho phép bạn được sống tại Úc trong khi bạn chờ được xét duyệt visa 100.

Bên cạnh đó, nếu bạn có lý do chưa thể kết hôn thì phải chứng minh được mối quan hệ đã trên 12 tháng. Tuy nhiên, quy định này có ngoại lệ đối với các mối quan hệ có con hoặc hôn nhân đồng giới.

Khi được cấp visa 309, bạn sẽ được sinh sống, học tập và làm việc ở Úc, mức học phí dành cho sinh viên nước ngoài. Ngoài ra, bạn được phép đi du lịch trong nước không giới hạn số lần đi và được phép mua bảo hiểm y tế Medicare.

Bảo lãnh cha mẹ định cư Úc

VISA 103

Visa 103 là loại visa cho phép bố mẹ sang Úc sống cùng với con cái của họ. Nhưng visa này yêu cầu con cái của họ phải đủ điều kiện trợ cấp trong khi bố mẹ sinh sống ở Úc.

Để được phép nộp đơn xin visa 103, bố mẹ phải có ít nhất một nửa trong số con cái là công dân Úc, hoặc đang là cư dân thường trú ở Úc cùng với trường hợp công dân đang định cư New Zealand đủ điều kiện và thường trú ở Úc.

VISA 143

Visa 143 cũng như visa 103 nhưng bố mẹ phải là người có đầy đủ kinh tế để chu cấp phí của bản thân và con khi đến Úc sinh sống.

VISA 173

Visa 173 là loại visa dành cho bố mẹ có con cái sinh sống ở Úc ít nhất là hai năm, chú ý là loại visa này không thể gia hạn, vì thế nếu muốn bố mẹ phải xin visa 173 này.

Bố mẹ có thể xin ba dạng sau: thị thực diện di trú, thị thực diện bảo vệ (vĩnh viễn) và thị thực diện điều trị y tế (tạm thời).

Định cư theo diện bảo lãnh con cái

VISA 101

Visa 101 là loại visa vĩnh viễn dành cho trẻ dưới 18 tuổi được nhận nuôi hoặc sắp được nhận nuôi.

Visa này yêu cầu bố mẹ của họ phải đủ điều kiện trợ cấp trong khi con cái sinh sống ở Úc.

Để được phép nộp đơn xin visa 101, bố mẹ phải là công dân Úc hoặc đang là cư dân thường trú ở Úc cùng với trường hợp công dân New Zealand đủ điều kiện và thường trú ở Úc.

VISA 102

Visa 102 là loại visa cho phép con nuôi sang Úc sống cùng với bố mẹ của họ.

Nhưng visa này yêu cầu bố mẹ của họ phải đủ điều kiện trợ cấp trong khi con cái sinh sống ở Úc và bố mẹ phải là công dân Úc.

Hoặc đang là cư dân thường trú ở Úc cùng với trường hợp công dân New Zealand đủ điều kiện và thường trú ở Úc.

Bố mẹ nuôi sẽ là người đứng ra làm hồ sơ xin visa với vai trò là người bảo hộ.

VISA 405

Visa 405 là loại visa dành cho con cái bao gồm con ruột hay con riêng của vợ, chồng, có bố mẹ đang sở hữu Visa tạm theo diện bảo lãnh vợ/chồng và chưa được cấp Visa định cư chính thức.

Loại visa này cho phép con cái được đến Úc hay thường trú vĩnh viễn ở Úc theo Visa của bố mẹ bảo lãnh.

Bảo lãnh người thân sang định cư

VISA 114

Visa 114 này cho phép người lớn tuổi chưa có gia đình hoặc đã ly hôn đến Úc sinh sống và có điều kiện kinh tế phụ thuộc vào người thân đang sinh sống ở Úc.

VISA 115

Visa 115 là visa bảo lãnh đoàn tụ theo diện người thân còn sót lại, và được bảo lãnh bởi anh chị em, cha mẹ là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đang sinh sống tại Úc có đủ điều kiện.

VISA 116

Visa 116 là visa dành cho người thân sang Úc sinh sống để chăm sóc cho người đang điều trị y tế ở Úc.

VISA 117

Visa 117 là loại visa cho phép trẻ em dưới 18 tuổi không được bố mẹ chăm sóc hoặc là trẻ mồ côi sang Úc sinh sống vĩnh viễn cùng với họ hàng.

3. ĐỊNH CƯ ÚC DIỆN TAY NGHỀ

Định cư Úc diện tay nghề bao gồm các loại visa sau:

VISA 190

Visa 190 là visa độc lập diện kỹ năng được chỉ định là visa thường trú dành cho những người lao động có kỹ năng muốn sinh sống và làm việc ở Úc theo bảng tính điểm points test được chỉ định bởi cơ quan chính phủ Úc.

VISA 189

Visa 189 là loại visa dành cho những người lao động có tay nghề , có kỹ năng và trình độ cao, muốn đến và ở lại Úc dựa theo thang điểm di trú points test được đánh giá tại cơ quan Úc, diện này sẽ không bao gồm bảo lãnh.

VISA 489

Visa 489 là visa bảo lãnh dành cho những khu vực thưa dân cư cho phép những người dân lao động có kỹ năng sinh sống và làm việc ở khu vực cụ thể với thời gian khoảng 4 năm.

Đặc biệt, chỉ sau 2 năm làm việc bạn có thể xin visa thường trú.

VISA 457

Visa Úc 457 là visa thông dụng nhất của doanh nghiệp giúp bảo lãnh những người lao động ở nước ngoài đến làm việc tạm thời ở Úc với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Bởi vì vậy, visa 457 được xem là tấm vé vàng cho nhiều người dân lao động nước ngoài.

Categories
blog

Chi phí sinh hoạt tại Úc

Bắt đầu cuộc sống ở một đất nước mới, Quý vị hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và lo lắng về chi phí sinh hoạt. Bài viết với ước tính về chi phí sinh hoạt tại Úc dành cho người sắp định cư sẽ giúp Quý vị có sự chuẩn bị tốt nhất về các khoản chi tiêu và kế hoạch cân đối tài chính phù hợp cho bản thân và gia đình.

Với sinh viên

Chỗ ở

Các lựa chọn chính có thể là nhà ở sinh viên, ở chung hoặc lưu trú nhà dân. Khác với Việt Nam, tiền thuê nhà ở Úc thường được tính theo tuần với chi phí dao động trung bình cho mỗi sinh viên ở mức $100 – $250. Cụ thể:

  • Khách sạn bình dân/nhà khách – $400 – $600/tuần (đây thường là lựa chọn ngắn hạn của sinh viên trong thời gian tìm chỗ ở dài hạn)
  • Nhà chung – $100 – $250/tuần
  • Ký túc xá – $250 – $500/tuần
  • Ở cùng với người bản xứ – $235 – $325/tuần (dành cho người dưới 16 tuổi cần người giám hộ)
  • Nội trú – $11,000 – $22,000/năm

Các chi phí cơ bản khác

  • Ăn uống – $80 – $280/tuần
  • Gas, điện – $35 – $140/tuần
  • Điện thoại, Internet – $20 – $55/tuần
  • Đi lại (giao thông công cộng)* – $15 – $35/tuần
  • Giải trí/vui chơi – $80 – $150/tuần

Với sinh viên hay người cao tuổi, người được ưu tiên, thì lựa chọn phương tiện công cộng là tối ưu vì giá dịch vụ ưu đãi ở mức 50% – 70% so với các đối tượng khác theo từng bang. Lưu ý sinh viên quốc tế không được hưởng giá ưu đãi này.

Phương tiện đi lại

Luôn dẫn đầu trong danh sách các nhóm thành phố đáng sống nhất thế giới, Úc tự hào có hệ thống phương tiện công cộng đơn giản, rộng khắp và đáng tin cậy. Các thành phố lớn đều có hệ thống giao thông vô cùng tiện ích nối trung tâm với vùng ngoại ô xung quanh. Các loại phương tiện công cộng đa phần đều hoạt động đến tận khuya với lịch trình cụ thể và trạm dừng phù hợp cho nhiều lựa chọn khác nhau. Mỗi thành phố đều đưa vào sử dụng các loại thẻ tích hợp cho nhiều phương tiện công cộng khác nhau từ đường bộ (bus/xe điện), đường sắt (tàu lửa) cho đến đường thủy (phà). Chi phí trung bình vào khoảng $40 – $50/tuần.

Với gia đình có 2 trẻ em

Chỗ ở và các chi phí liên quan

Ở Úc, các thành phố nhỏ như Hobart, Adelaide, Brisbane, Perth thường có chi phí sinh hoạt rẻ hơn so với thành phố lớn như Melbourne và Sydney. Sống quanh khu vực ngoại ô thành phố là một lựa chọn ít tốn kém hơn. Quý vị hoàn toàn có thể lựa chọn ở nơi gần nút giao thông công cộng với nhiều phương tiện đi lại đa dạng để tiết kiệm chi phí thuê nhà.

Nhìn chung, chi phí lưu trú thay đổi theo bang và tính tiện nghi của khu vực lựa chọn để ở. Chi phí trung bình liên quan đến lưu trú có thể được thống kê trong bảng dưới đây:

Diện tíchTiện nghiVị tríChi phí
85m22 phòng ngủTrung tâm$2609/tháng
2 phòng ngủXa$2026/tháng
Điện, nước, gas$300/tháng
45m21 phòng ngủTrung tâm$1952/tháng
1 phòng ngủXa$1400/tháng
Điện, nước, gas$200/tháng

Phương tiện đi lại

Phương tiện công cộng

Phương tiện công cộng vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời khi các bang đều có chính sách ưu đãi đặc biệt với trẻ em, học sinh, sinh viên, người cao tuổi. Lấy ví dụ gia đình có trẻ em:

Tại bang Victoria, trẻ em từ 5 đến 18 tuổi được tham gia cấp thẻ myki dành cho trẻ em. Người từ 17 đến 18 tuổi phải mang theo giấy tờ tuỳ thân do chính phủ cấp (như hộ chiếu, giấy phép lái xe) để được hưởng ưu đãi này. Mức phí cho trẻ em trong độ tuổi này chỉ bằng 50% mức phí của người lớn. Trẻ em dưới 4 tuổi được đi phương tiện công cộng hoàn toàn miễn phí.

Tại bang NSW, trẻ em từ dưới 3 tuổi được miễn phí khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Trẻ em từ 4 – 15 tuổi được hưởng ưu đãi giảm đến 80% mức phí của người lớn, với điều kiện là có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân.

Phương tiện cá nhân

Dù lựa chọn mua xe mới hay cũ, quý vị cũng sẽ chuẩn bị rất nhiều khoản chi phí khác nhau để duy trì chiếc xe của mình. Mức chi phí dưới đây được ước tính trung bình trong 1 tháng.

Thành phố lớnThành phố nhỏ
Phí bảo trì đường bộ (rego), bảo hiểm bắt buộc trước khi đăng ký xe$50$45
Bảo trì xe và thay lốp xe ( mỗi 12 tháng hoặc mỗi 15.000km)$14$13
Xăng xe$35$37
Phí đường bộ (chỉ ở các thành phố lớn)$60$30
Bảo hiểm toàn diện(tùy chọn)$50$45
Cứu hộ dọc đường(tùy chọn)$8$10

Lời khuyên dành cho người mới định cư Úc là hãy làm quen với phương tiện giao thông công cộng để kiểm soát ngân sách trong thời gian đầu và tích luỹ thu nhập, sau đó việc trang bị cho bản thân và gia đình phương tiện cá nhân chỉ còn là vấn đề thời gian.

Chi phí ăn uống

Thực phẩm ở Úc nhìn chung đa dạng và phong phú từ nhiều nền văn hoá khác nhau. Các loại ẩthực phẩm cơ bản như trứng, sữa, thịt, rau quả (theo mùa) luôn ở mức ổn định và hợp túi tiền khi mua sắm tại các siêu thị lớn của Úc như Coles, Woolsworth, hay Aldi. Các siêu thị này luôn có chương trình giảm giá hàng tuần với hàng trăm loại thực phm đa dạng.

Trung bình một hộ gia đình (2 người) dành khoảng $250/tuần cho chi tiêu thực phẩm. Với những gia đình có con nhỏ từ 5-14 tuổi thì mức chi tiêu cao hơn, vào khoảng $336/tuần.

Mức chi tiêu hàng tuần cho thực phẩm ở từng bang cũng có sự chênh lệch nhất định, cụ thể:

NSW:$275
VIC:$257
QLD:$240
WA:$240
SA:$221
ACT:$271
TAS:$223
NT:$256

Tự nấu ăn luôn là phương án giúp quý vị tiết kiệm tiền, tốt cho sức khoẻ và đặc biệt là phù hợp với khẩu vị của bản thân. Không khó để tìm thấy các nguyên liệu chế biến cho các món ăn Việt Nam tại các khu chợ có cộng đồng người Việt sinh sống như Bankstown, Cabramatta ở Sydney, Inala ở Brisbane hay Springvale, Footscray ở Melbourne. Các món ăn Việt Nam ở các khu vực này khá phải chăng, dao động ở mức $5 – $10 (bánh mì, gỏi cuốn) đến $10 – $20 (phở, bún bò Huế, cơm tấm) cho một bữa ăn ngon miệng và đầy đủ thành phần, ngon như hương vị quê nhà!

Categories
blog

Người nước ngoài mua nhà ở Úc

Ngày càng có nhiều người nước ngoài muốn sở hữu hoặc đầu tư Bất động sản tại Úc. Thế nhưng không phải loại nhà nào tại Úc mà người nước ngoài cũng có thể sở hữu. Quy trình để tiến hành mua một căn nhà dành cho người nước ngoài như thế nào? Cùng Bất Động Sản Ausland tìm hiểu qua bài viết sau

Người nước ngoài muốn mua nhà phải xin phép

Chính phủ Úc tuyên bố siết chặt quy định đầu tư nước ngoài vào bất động sản, nhằm ngăn chặn giá nhà đất tăng cao, tạo điều kiện cho người dân Úc, đặc biệt là giới trẻ, có cơ hội mua nhà để ở.

Theo đó, người nước ngoài muốn mua nhà tại Úc phải có giấy phép của Cơ quan kiểm soát đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Review Board – FIRB) trước khi mua bất động sản. Người mua nhà hoặc luật sư đại diện của người mua có thể nộp đơn qua website của FIRB và nhận giấy phép qua email.

Lệ phí xin giấy phép FIRB cho người nước ngoài là $5.700 cho bất động sản trị giá dưới $1 triệu. Bạn có thể tham khảo lệ phí xin giấy phép FIRB TẠI ĐÂY.

Ngoài ra, người nước ngoài mua đất trong hai năm không xây nhà sẽ phải bán lại. Quy định này cũng được áp đối với sinh viên du học tại Úc.

Nếu mua nhà từ một nhà đầu tư (developer) mà họ đã xin phép Cơ quan kiểm soát đầu tư nước ngoài (FIRB) thì người mua không cần phải xin phép nữa. Tuy nhiên để bảo đảm, bạn nên kiểm tra cẩn thận giấy phép của nhà đầu tư này.

Cơ quan chức năng Úc có thể buộc những người không sống ở Úc bán bất động sản và thu hồi tiền lãi của những nhà đầu tư vi phạm thỏa thuận khi mua.

Chỉ được mua nhà mới hoặc nhà dự án “Off-the-plan”?

Có hai đối tượng người nước ngoài:

  • Người đầu tư từ Việt Nam không sở hữu visa Úc
  • Người đang tạm trú tại Úc với các loại Visa khác nhau như Visa du học sinh, Visa làm việc, Visa kinh doanh & đầu tư, v.v…

Những người nước ngoài không có Visa Úc chỉ được phép mua nhà mới hoàn toàn hoặc nhà dự án đang trong quá trình xây dựng (còn gọi là Off-the-plan). Quy định này không áp dụng trong một số trường hợp ví dụ người nước ngoài muốn đầu tư vào bất động sản thương mại hoặc đất phát triển dự án.

Những người tạm trú là người đang cư trú tại Úc và thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Giữ thị thực tạm thời trong một khoảng thời gian liên tục trên 12 tháng (bất kể thời gian còn lại của thị thực là bao nhiêu).
  • Đã nộp đơn xin thường trú và thị thực tạm thời cho phép ra vào Úc tự do đến khi hồ sơ hoàn thành.

Tất cả cư dân tạm trú đều phải thông báo cho Ủy ban Thẩm định đầu tư nước ngoài (FIRB) khi muốn thực hiện bất cứ giao dịch mua bất động sản nhà ở nào tại Úc.

Theo chính sách này, cư dân tạm trú được phép mua một căn nhà có sẵn làm nơi cư trú. Tuy nhiên, có thể mua những căn nhà mới hoặc đất trống để xây nhà. Chính phủ khuyến khích điều này vì nó làm gia tăng bất động sản có sẵn ở Úc, giải quyết phần nào tình trạng thiếu hụt nhà ở đang phổ biến ở nhiều địa phương.

Điều khác biệt giữa Nhà có sẵn và Nhà xây mới là gì?

Nhà có sẵn hay Nhà cũ được định nghĩa là nhà ở đã được xây dựng trong một khoảng thời gian dài hoặc đã từng có người sinh sống.

Bạn sẽ phải thông báo cho FIRB khi có giao dịch mua bất động sản loại này, tuy nhiên thủ tục phê duyệt thường rất đơn giản, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng cần lưu ý là có thể bị ràng buộc bởi một số điều kiện. Chẳng hạn với bất động sản dạng này, cư dân tạm trú chỉ được phép sử dụng làm nơi ởkhông được phép dùng vào các mục đích đầu tư hay cho thuê.

Đối với những du học sinh có Visa từ 1 năm trở lên cũng có thể sở hữu bất động sản mua lại này, nhưng phải là căn nhà đầu tiên mua để ở, chứ không phải cho mục đích đầu tư.

Lưu ý là trước khi Visa hết hạn, họ phải bán bất động sản đó trong vòng 3 tháng, ngay cả khi không được giá tốt. Nếu không chủ sỡ hữu sẽ phải lãnh án tù lên đến 3 năm và bị phạt tiền.

Ngoài ra, người nước ngoài cần cân nhắc tìm cho mình một luật sư giỏi để giúp đỡ mình về mặt pháp lý khi mua nhà vì luật lệ của Úc rất gắt gao và không ít trường hợp người mua vô tình phải chịu phạt vì không làm đúng luật khi mua nhà đất tại Úc.

Nhà xây mới được hiểu là một căn nhà được mua trực tiếp từ chủ đầu tư và chưa từng được sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày bán. Bạn vẫn phải nộp đơn xin sở hữu bất động sản cho FIRB nhưng không giống trường hợp nhà ở đã qua sử dụng, việc xét duyệt thường rất dễ dàng và không đi kèm bất cứ điều kiện gì.

Đặc biệt, người nước ngoài được phép mua và sở hữu vĩnh viễn nhà xây mới hoàn toàn hoặc nhà dự án đang trong quá trình xây dựng (Off-the-plan), kể cả khi bạn không có Visa Úc.

Thuế trước bạ (Stam Duty) đối với người nước ngoài

Thuế trước bạ là một trong những chi phí lớn nhất khi mua bất động sản tại Úc. Tuy nhiên, mức thuế này có thể thay đổi tùy theo giá trị và vị trí của bất động sản vì mỗi bang có những điều luật khác nhau cho mức thuế trước bạ này. Nhưng nhìn chung, mức thuế trước bạ có thể lên đến hàng chục nghìn đô.

Chính phủ tăng phí phụ thu thuế stamp duty đối với người mua nhà là người nước ngoài từ 3% lên 8%, và áp dụng cho các hợp đồng được ký kể từ sau ngày 1/7/2016.

Ví dụ, Nhà đầu tư nước ngoài khi mua bất động sản tại Tiểu bang Victoria sẽ tốn khoảng 12% giá trị bất động sản cho thuế trước bạ. Trong khi nếu bạn là công dân Úc, khoản thuế này chỉ khoảng 4%.

Phí phụ thu trong trường hợp chủ đất vắng mặt cũng tăng từ 0.5% lên 1.5% kể từ năm 2017. Tuy nhiên, công dân Victoria sẽ không phải đóng những phí phụ thu này.

Mặc dù chính phủ tăng thuế và phí đối với người nước ngoài mua nhà tại Úc, nhưng con số này vẫn thấp hơn so với các thị trường cạnh tranh như Mỹ, Canada, Hong Kong hay Singapore. Thống kê cho thấy số người nước ngoài mua nhà ở Úc vẫn tăng mạnh và ổn định trong những năm gần đây, nhờ vào tiềm năng sinh lời, hiệu quả và an toàn của thị trường bất động sản Úc.

Categories
blog

Vì sao lựa chọn đầu tư bất động sản Melbourne

Theo số liệu thống kê của chính phủ, số người nước ngoài đầu tư vào thị trường Bất động sản ở Úc tăng mạnh và ổn định trong những năm gần đây. Nếu bạn đang cân nhắc về việc sở hữu một ngôi nhà mơ ước tại mảnh đất thiên đường nước Úc, thì Melbourne chính là sự lựa chọn sáng suốt!

Thành phố đáng sống nhất Thế giới

Theo khảo sát của tổ chức The Economist Intelligence Unit so sánh 140 thành phố lớn trên toàn thế giới, Melbourne đứng đầu danh sách Thành phố đáng sống nhất Thế giới trong 7 năm liên tiếp. Khảo sát được đánh giá dựa trên các khía cạnh: sự ổn định,văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và cở sở hạ tầng.

Giá nhà phải chăng – Thị trường tăng trưởng tốt và ổn định

Không giống

Không đắt đỏ như Sydney, Melbourne tính đến hiện tại vẫn có giá cả bất động sản rất phải chăng. Một căn hộ có đầy đủ tiện nghi cách trung tâm 5km vẫn có thể có giá A$500.000. Cái giá này không thể có ở Sydney.

Được hậu thuẫn bởi nền kinh tế lớn phát triển mạnh và bền vững, thị trường BĐS Úc đã trở thành một kênh đầu tư đầy tiềm năng, hiệu quả và an toàn. Giá nhà ở đây luôn giữ ở mức tăng trưởng cao và ổn định.

Theo báo cáo của Tổ chức Thống kê dữ liệu BĐS Úc Corelogic, giá nhà trung bình tại Úc đã tăng trưởng 412% trong vòng 25 năm (1993-2018), mang đến cho chủ sở hữu một sự gia tăng tài sản đáng kể.

Đặc biệt, Melbourne là thành phố có mức tăng trưởng cao nhất 8,1% trong vòng 25 năm. So sánh với Sydney, Melbourne tốc độ tăng trưởng tốt hơn nhưng giá nhà trung bình phải chăng hơn.

Số dân dự kiến ở Melbourne sẽ tăng lên gấp đối 7,7 triệu người vào năm 2051, nhu cầu về nhà ở của Melbourne trong tương lai sẽ nhanh chóng tăng lên.

Bất động sản ở Melbourne có chất lượng cao

Melbourne luôn được biết đến với những công trình nhà cửa mang chất lượng cao và thiết kế độc đáo. Ở đây có rất nhiều kiểu dáng căn hộ khác nhau, thỏa mãn bất kỳ khiếu thẩm mỹ nào.

Hệ thống giao thông công cộng phát triển

Mạng lưới giao thông công cộng ở Melbourne rất phát triển. Người dân ở đây có thể đi lại bằng tàu lửa, xe điện và xe buýt. Người dùng xe hơi cũng có thể di chuyển thuận tiện trên các tuyến đường chính như Monash Freeway và Nepean Highway.

Thu nhập từ việc cho thuê

Được mệnh danh là Thành phố đáng sống nhất Thế giới, Melbourne đã và đang thu hút ngày càng nhiều người dân Úc và người nước ngoài đến định cư.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Úc, Melbourne hiện có khoảng 5 triệu dân và là thành phố có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất nước Úc. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, Melbourne sẽ nhanh chóng vượt mặt Sydney trở thành Thành phố đông dân nhất nước Úc trước năm 2026.

Với tốc độ tăng trưởng dân số và nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao, Thị trường cho thuê nhà tại Melbourne đã và đang trở nên ngày càng sôi động, đem đến thu nhập cao và ổn định cho chủ sở hữu.

Theo Tổ chức quản lý Bất động sản Tiểu bang Victoria (Real Estate Institute of Victoria – REIV), tỷ lệ nhà trống chưa cho thuê (Vacancy Rate) ở Melbourne hiện ở mức 2%, thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Chính sách hỗ trợ cho người mua nhà

Nhằm khuyến khích sự tăng trưởng thị trường BĐS một cách ổn định và bền vững, Chính phủ Úc đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ dành cho người mua nhà.

Tiêu biểu là lãi suất cho vay của Úc liên tục giảm mạnh và hiện đang ở mức thấp chỉ 1,5%. Các chuyên gia kinh tế Úc dự đoán tỷ giá này sẽ được duy trì ổn định ở mức thấp, ít nhất cho đến năm 2020.

Bên cạnh đó, chính phủ Úc nói chung và chính phủ từng Tiểu bang nói riêng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho công dân Úc mua nhà lần đầu. Ví dụ như tại Tiểu bang Victoria, kể từ ngày 01/07/2017, công dân Úc mua căn nhà đầu tiên để ở sẽ được miễn thuế trước bạ cho bất động sản dưới A$600.000 (chi tiết xem TẠI ĐÂY).

Đặc biệt, đối với người nước ngoài, khi mà chính phủ Úc cho phép người nước ngoài đầu tư và sở hữu vĩnh viễn Bất Động Sản Úc một cách hoàn toàn hợp phápAusland tin rằng đây chính là cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận thị trường tiềm năng bật nhất nước Úc.

Với những lý do đã phân tích ở trên, Melbourne không chỉ là Thành phố thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS nước ngoài nhất nước Úc, mà còn vinh hạnh được bình chọn là Thành phố đáng để đầu tư vào thị trường BĐS nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Categories
blog

Vì sao nên mua nhà ở Úc

Với kinh nghiệm hơn 5 năm tư vấn và hỗ trợ cho nhiều người Việt mua được nhà tại Úc, Bất Động Sản Úc Ausland xin đưa ra 3 lí do tại sao nhiều người Việt lựa chọn mua nhà ở Úc:

Mua nhà Úc chuẩn bị cuộc sống du học cho con cái

Nhờ những thành tích đáng nể trong giáo dục, Úc thu hút rất nhiều các sinh viên quốc tế đến đây học tập. Là nền giáo dục lớn thứ 3 thế giới & có đến 5 trường đại học nằm trong Top 50 trường tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng QS Top Universities Ranking 2019. 

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo Úc, tới tháng 3/2017, đất nước này đã đón nhận 19.700 du học sinh Việt Nam đến đây học tập, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ & Malaysia.

Việc mua nhà Úc để phục vụ cho cuộc sống du học của con cái đang là kênh đầu tư được nhiều người Việt ưa chuộng. Ngoài việc ổn định cuộc sống trong quá trình du học, sở hữu nhà Úc còn giúp nhà đầu tư tiết kiệm được tiền thuê nhà. Giá thuê ở Úc, đặc biệt tại các thành phố lớn khá đắt đỏ. Năm 2017, giá thuê nhà ở những thành phố lớn như Melbourne, Sydney và Brisbane đều vượt ngưỡng trung bình toàn cầu (218 USD/tuần).

Bên cạnh đó, thì việc chọn nơi ở cho con cái cũng là điều khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Đây có thể là yếu tố tác động rất lớn đến quá trình học tập nơi “đất khách quê người”. Sự khác biệt về văn hóa sẽ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có với bạn bè (nếu ở ký túc xá), hoặc gia đình bản xứ (nếu ở homestay), tạo thêm nhiều áp lực tâm lý. Mua nhà ở nước ngoài phục vụ cho cuộc sống du học có thể giúp nhà đầu tư yên tâm khi con cái học tập xa nhà.

Mua nhà Úc chuẩn bị cho cuộc sống định cư

Úc với sự phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa và đời sống đã trở thành sự lựa chọn định cư của nhiều gia đình Việt. Theo ghi nhận, cộng đồng người Việt tại Úc khoảng gần 300.000 người (kết quả điều tra dân số Census 2016), là cộng đồng dân cư nói tiếng nước ngoài lớn thứ 6 tại Úc.

Nền giáo dục chất lượng cao, y tế phát triển, chính sách an sinh xã hội vượt trội đã giúp Úc trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho nhiều gia đình Việt định cư nước ngoài. Đặc biệt, Úc còn sở hữu truyền thống thân thiện, hòa đồng với người nhập cư, hoàn toàn không có sự phân biệt chủng tộc.

Mỗi năm quốc gia này đón nhận người nhập cư đến từ hơn 200 cộng đồng dân cư trên toàn thế giới. Người nhập cư, đặc biệt ở diện đầu tư và tay nghề cũng là đối tượng đóng góp rất lớn vào sự thịnh vượng của xứ sở chuột túi.

Việc mua nhà ở Úc ngoài việc giúp người nhập cư và gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống mới. Đây còn là điểm cộng trong hồ sơ nhập cư khi chứng minh tài chính (nếu nhập cư diện đầu tư) và tăng cường liên kết giữa nhà đầu tư với nước Úc.

Mua nhà Úc giúp bảo toàn tài sản, tránh lạm phát

Chính phủ Úc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản vĩnh viễn đã giúp đây trở thành kênh đầu tư bảo toàn tài sản hiệu quả. Người mua Việt thấy được thị trường bất động sản Úc luôn hoạt động như một nguồn vốn phòng hộ đối với các hạng mục đầu tư.

Với kinh tế ổn định cùng thị trường bất động sản minh bạch (nằm trong nhóm thị trường siêu minh bạch của thế giới), bất động sản Úc có khả năng bảo toàn vốn, tránh lạm phát và mang lại giá trị lâu dài bền vững hơn. Ngoài ra, việc đảm bảo thu nhập bằng đô Úc cũng cung cấp sự đa dạng hóa tiền tệ.

Categories
blog

Kinh nghiệm lái ô-tô ở Úc

Hướng dẫn cụ thể chi tiết về nơi mua xe, thủ tục mua xe và các tips để bạn mua xe ô tô an toàn ở Úc.

Cẩm nang mua xe

1. Có nên/cần mua xe không?

Nếu như ở Việt Nam xe ô tô là một thứ xa xỉ thì ở Úc, xe ô tô cũ rất rẻ, nhiều kiểu dáng với chất lượng tốt, giá hợp lý, rất dễ mua, dễ bán.

Điều cần cân nhắc trước khi mua xe ở Úc không phải là giá mua xe, mà cần xác định xem bạn có thực sự cần xe không và bạn có tài chính để nuôi xe không. Hệ thống giao thông công cộng ở Úc khá tốt, nếu chỉ đi học, đi chơi bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng. Bạn cần xe khi đi làm những chỗ xa xôi, tiết kiệm thời gian đi về, đặc biệt là khi làm ở những nhà máy, công sở trong những khu công nghiệp ít xe công cộng. Có ô tô có thể tiết kiệm thời gian cho bạn, nhất là vào những ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ khi các phương tiện công cộng giảm chuyến, có thể bạn phải đợi tới 30 phút mới đợi được chuyến xe buýt/tàu hỏa tiếp theo. Không có xe cũng có nghĩa là bạn không đi chơi ở các nơi hẻo lánh được.

Có xe riêng giúp bạn có thể đi chơi xa mà không ngại việc di chuyển

Đặc biệt đối với những gia đình đã mua nhà ở Úc và định cư, có xe ô tô sẽ rất tiện việc gia đình như đi chợ, đưa con đi chơi. Nhưng chỉ nên mua xe khi bạn có công việc ổn định để có đủ thu nhập duy trì chiếc xe, hoặc mua xe để phục vụ việc đi làm. Nuôi một chiếc xe ở Úc khá tốn kém, vì nó đi kèm rất nhiều khoản phí và lệ phí. Ngay cả đối với người Úc, việc duy trì một chiếc xe ô tô cũng không phải dễ dàng. Đăng kiểm xe (license and third party insurance) với một chiếc xe 4 chỗ hàng năm đã gần 500 đô, chưa kể tiền bảo dưỡng, sửa chữa xe, cùng với tiền bảo hiểm, tiền xăng xe, tiền gửi xe, vvv. Tính ra mỗi tuần bạn sẽ phải chi khoảng 100 đô cho chiếc xe 4 chỗ thông thường.

2. Mua xe ở đâu?

Khi bạn đã xác định sẽ mua xe, thì cần tìm nơi mua. Nhiều bạn mua ở những cửa hàng bán xe ô tô cũ (dealer), nhưng theo kinh nghiệm đi khảo sát hơn chục cửa hàng xe ô tô cũ của mình, xe ở đó khá đắt (đắt hơn so với giá xe cùng điều kiện, cùng loại mua của chủ xe). Hơn nữa không phải dealer nào cũng là những người thành thật, khi họ mua xe cũ về, có một số hỏng hóc của xe họ đã tự sửa chữa trước khi bán cho bạn nên có thể bạn không biết. Có câu chuyện như này, bạn mình tìm xe để mua, hôm trước thấy 1 chủ xe rao bán chiếc xe với giá $3.500 trên Gumtree, chưa kịp hỏi vì bận quá, bẵng qua vài ngày thấy chiếc xe đó đã được bán rồi. Vài hôm sau lại thấy 1 dealer rao bán đúng chiếc xe đó, nhưng giá đã tăng lên $5000.

Những nơi bạn có thể tìm được chủ xe rao bán xe là Gumtree, hay Carsale. Ở đó hàng ngày hàng giờ có cả trăm chiếc xe để bạn lựa chọn. Khi bạn xem một chiếc xe, và không biết nó đắt hay rẻ, bạn nên vào redbook.com.au, đưa dòng xe, đời xe, số km vào, và sau đó search. Trang này sẽ cho bạn mức giá trung bình của xe trên thị trường xe cũ để bạn tham khảo (ví dụ họ đưa ra mức giá trung bình của dòng xe A, số km B là 3000-4000AUD thì bạn sẽ biết xe đó đang rao bán là đắt hay rẻ).

Gumtree Cars là chợ xe trực tuyến nơi bạn có thể tìm hàng trăm mẫu xe đã sử dụng

Một kinh nghiệm nữa là nên mua xe của các cá nhân là người Úc gốc Âu, bởi ý thức về sự an toàn của họ cao hơn nhiều so với người gốc Á, và ít nhất là họ cũng sẵn sàng bỏ tiền ra đi bảo dưỡng xe, họ coi việc bảo dưỡng xe là chuyện đương nhiên để bảo đảm an toàn cho họ. Không nên mua xe của người Tàu, Ấn Độ, Pakistan và cũng không nên mua xe của sinh viên, nhất là sinh viên quốc tế bởi để tiết kiệm chi phí họ rất ít khi bảo dưỡng xe, chỉ khi trục trặc mới đem đi sửa.

Lý tưởng nhất là bạn mua xe có lịch sử bảo dưỡng đầy đủ đều đặn, nhất là sau thời kỳ bảo dưỡng miễn phí khi mua xe mới. Dành một ít thời gian đọc kỹ các giấy tờ bảo dưỡng sẽ đem lại cho bạn bức tranh đầy đủ về chiếc xe ô tô bạn đang xem, bởi vì nếu xe được đưa đi bảo dưỡng thường xuyên, hóa đơn bảo dưỡng thường đi kèm với báo cáo về điều kiện xe và các bộ phận đề xuất sửa/thay. Nếu có các giấy tờ này và bạn dành thời gian đọc, có khi đi mua xe bạn cũng không cần phải có người hiểu biết về xe đi cùng.

Nếu bạn thận trọng hơn có thể trả thêm tiền (khoảng vài chục đô) để có được report của một chiếc xe trước khi mua. Bạn hỏi chủ xe số VIN của xe, và vào carfacts.com.au cho số VIN này để mua báo cáo lịch sử xe, báo cáo sẽ cho bạn biết xe đã bao giờ bị tai nạn chưa, đã bao giờ bị trộm chưa, xe có bị quay ngược đồng hồ đo cây số không, và nhiều thông tin hữu ích khác.

Nếu bạn có điều kiện và muốn đi xe khoảng hơn $10.000 trở lên thì có một nơi bạn có thể mua các xe cũ chất lượng cao, đó là các trang đấu giá xe của chính phủ (http://www.governmentauctions.com.au/). Đây là nơi chính phủ các cấp của Úc bán đấu giá các xe công đã qua sử dụng. Các xe này hầu hết mới chỉ đi một vài năm, được coi là hết khấu hao theo tiêu chuẩn chính phủ Úc nên được đem ra thanh lý bán đấu giá. Hầu hết các xe ở điều kiện tốt, được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên, số km thấp, đôi khi còn cả bảo hành của nhà sản xuất, và mọi thông tin về xe đảm bảo chân thực. Bạn có thể lên mạng xem trước tình trạng xe, và đến ngày đấu giá thì đến trả giá để mua xe.

3. Thủ tục và phí như thế nào?

Thủ tục mua bán xe rất đơn giản. Xe ô tô ở Úc không có giấy đăng ký (hay nói cách khác, giấy đăng ký là giấy tờ điện tử trên hệ thống công nghệ thông tin của Cục Đăng Kiểm). Nếu bạn đồng ý mua, trả tiền xong bạn lấy xe về, 2 bên cùng điền vào một bản giấy tờ mua bán có sẵn mẫu, điền ngày, ký và ai gửi bản của người đó đến Cục đăng kiểm (có sẵn địa chỉ trong mẫu đơn). Không lo người bán lừa bởi vì chiếc xe khi đang mang tên họ mà họ đưa cho người khác đi thì họ chỉ mong sang tên càng sớm càng tốt thôi (vì nhỡ bạn vượt tốc độ, vượt đèn đỏ bị camera chụp được mà xe vẫn đang tên họ thì họ phải trả tiền phạt). Bạn nhớ gửi giấy tờ mua bán xe trong thời gian yêu cầu (thông thường là 2 tuần kể từ ngày ký giấy mua xe) nếu không bạn sẽ bị phạt.

Khi mua xe bạn sẽ phải trả thuế dựa trên giá trị của chiếc xe. Không nên khai thấp hơn giá trị mua bán (nhiều bạn yêu cầu người bán làm như vậy để giảm số thuế phải nộp). Với người bán thì họ không có vấn đề gì, nhưng thử tưởng tượng xe bạn nhỡ bị tai nạn, bảo hiểm họ đền xe cho bạn mà giá trị chiếc xe ghi thấp hơn 1 nửa so với giá trị thực thì bạn thiệt thòi bao nhiêu? Cục đăng kiểm khi nhận được mẫu đơn của bạn họ sẽ gửi cho bạn một hóa đơn nộp thuế chuyển nhượng, sau khi bạn nộp xong số thuế này thì trên hệ thống chiếc xe mang biển số đó sẽ là xe của bạn. Nếu bạn muốn nhanh thì ngay sau khi lấy xe, mang mẫu đơn này đến cục đăng kiểm kèm với các giấy tờ khác (ID, bằng lái), chỉ trong vòng 5 phút làm thủ tục và nộp thuế, tên chiếc xe đã được chuyển sang tên bạn.

4. Những điều lưu ý khác

Có một điểm đáng lưu ý là, có một số xe mang biển đặc biệt (biển tên người, biển đặt, vv). Các biển này sẽ phải trả phí để duy trì biển. Nếu chiếc xe đang có một biển đặc biệt (chủ cũ đăng ký), bạn nên yêu cầu họ đổi sang biển mới cho bạn trước khi mua xe. Còn nếu xe đang mang biển bình thường, bạn muốn xe có biển số đẹp hay biển mang tên mình , thì phải nộp đơn xin biển với cục đăng kiểm và trả phí cho biển mới này.

Và cuối cùng, khi mua xe, đăng kiểm xe (rego/license/roadworthy) còn bao lâu cũng là một điểm lợi, rego còn càng dài càng tốt. Mình mua xe khi rego còn 10 tháng, như vậy là mình đỡ được khoảng $400. Mười tháng sau mình mới phải nộp rego lần đầu. Xe mình cũng mua khi chủ xe vừa đi bảo dưỡng xong (có giấy tờ), nó cũng giúp mình tiết kiệm được khoảng $150 đô đi bảo dưỡng. Nếu bạn mua xe mà không chắc chắn lắm về điều kiện xe, nên đưa đi bảo dưỡng toàn bộ (intensive) ngay sau khi mua và trước khi lái để bạn hiểu thêm về tình trạng của xe, cũng như để đảm bảo an toàn cho bạn khi lái xe.

Những điều “nên” và “không nên” khi lái xe tại Úc

Trước khi đưa ra những điều “Nên” và “Không” khi lái xe ở Úc, mình xin nhắc rằng, 1. Ô tô, ở bất cứ quốc gia nào, đều là một công cụ có thể gây thiệt hại về người/tài sản do đó đi kèm với nó là trách nhiệm pháp lý rất cao. 2. Ô tô là một thứ đắt đỏ, bất cứ một hỏng hóc, trục trặc nào xảy ra với xe (chưa nói là thiệt hại xe hay thiệt hại đến xe của bên thứ 3) cũng rất tốn kém để giải quyết, và nhất là ở Úc (ví dụ riêng tiền thuê xe kéo xe bạn về gara để sửa đã mất 200 đô chưa kể tiền sửa xe).

Và chúng ta đi vào các điều “NÊN” cân nhắc khi lái xe ở Úc nhé:

Hãy đầu tư xe có GPS nếu không muốn lạc đường hoặc bị phạt vì đi sai đường
  1. Trước khi lái xe bạn phải tìm hiểu điều kiện về bằng lái như thế nào. Vì việc lái xe được quản lý ở cấp chính quyền bang, mỗi bang ở Úc có một điều kiện lái xe khác nhau cho sinh viên quốc tế. Có bang chấp nhận bằng Việt Nam, có bang cho lái 3 tháng sau đó bạn phải đi thi để chuyển sang bằng của Úc. Bạn phải hỏi cụ thể điều kiện từng bang để chuẩn bị cho phù hợp. Cũng có thể cần phải đi học lái ở bên này và thi bằng lái xe. Bằng lái xe không cần dịch sẵn ở Việt Nam vì nhiều bang không chấp nhận bản dịch từ Việt Nam. Sang đây bạn phải đem bằng đến cho những người có bằng dịch thuật Úc dịch. 
  2. BẮT BUỘC phải cập nhật địa chỉ mới của bạn với Cục đăng kiểm khi chuyển nhà. Nơi đầu tiên bạn phải thông báo địa chỉ mới khi bạn chuyển nhà chính là Cục đăng kiểm bởi các giấy tờ quan trọng liên quan đến xe sẽ được gửi đến địa chỉ bạn đăng ký, ví dụ license của xe (nếu bạn không nộp đúng hạn thì xe của bạn sẽ phải đi đăng kiểm lại) hay các phiếu phạt (nếu bạn chuyển địa chỉ không nhận được phiếu phạt thì sẽ có phiếu nhắc với mức phí cao hơn, nếu bạn không nhận được phiếu nhắc thì bạn sẽ được hân hạnh đưa ra tòa và ngoài phiếu phạt bạn còn phải trả các chi phí của tòa nữa). 
  3. NÊN học luật lái xe của Úc trước khi ngồi lái xe dù bạn lái xe bằng bằng của Việt Nam, và nếu có thể được nên nhờ bạn ngồi bên kèm cho bạn một số giờ trước khi bạn thực sự lái một mình bởi ngoài việc lái xe trái đường, luật Úc cũng có nhiều điều khác Việt Nam.  Các bạn đang đi xe hoặc đang học luật có biết phần nào là quan trọng nhất trong luật lái xe Úc không? Các bạn hãy comment trả lời và mình sẽ đưa ra ý kiến của mình nhé! 
  4. NÊN đầu tư mua GPS và làm quen với việc chạy bằng GPS bởi đường ở Úc giăng như mắc cửi, toàn xe ô tô chạy ầm ầm, người thì không có nên nếu bạn lạc hoặc không biết đường, rất khó để hỏi được đường. Trên các smart phone cũng có ứng dụng này, nhưng cần có giá đỡ cho smart phone khi bạn chạy xe bởi vừa cầm smart phone vừa chạy xe rất nguy hiểm, chưa kể còn bị cảnh sát phạt vài trăm đô khi vừa sử dụng điện thoại vừa lái xe nữa. 
  5. NÊN mua road side assistance, là dịch vụ hỗ trợ xe bạn trên đường nếu xe bạn gặp trục trặc. Phí của dịch vụ này khoảng hơn $100/năm tùy hãng. Các trục trặc có thể xảy ra bất cứ khi nào và nơi đâu, nhất là khi bạn đi xe cũ. Ví dụ xe hết xăng, xe hỏng ắc quy, hoặc quên tắt đèn pha nên cạn ắc quy không khởi động lại được, hay mất chìa khóa xe, hay đơn giản là để chìa khóa xe trong cốp rồi sập cốp lại (như mình đã từng làm), hay xe bị thủng săm do đâm phải vật lạ… Tất cả những điều trên khi xảy ra mà bạn không có road side assistance, chi phí để xử lý có thể lên tới vài trăm đô la. 
  6. PHẢI có một chìa khóa xe dự phòng. Chiếc xe ô tô của bạn có thể chỉ trị giá 3.000 đô, đánh một chiếc khóa dự phòng mất 100 đô. Nhưng nếu bạn mất khóa xe ô tô và không có chìa khóa dự phòng, bạn có thể mất gần 1000 đô tiền làm một chiếc chìa khóa mới khi không có mẫu khóa, chưa kể tiền phí kéo xe từ chỗ xe bạn đang đậu đến chỗ hàng khóa cho họ làm (đây là trường hợp từng xảy ra với bạn mình). 
  7. NÊN đi bảo dưỡng xe thường xuyên bởi vì nó sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro, và phiền toái. Xe của bạn có thể giá trị thấp, và bạn nghĩ không đáng đem di bảo dưỡng, nhưng nếu để xe không bảo dưỡng thì không những xe hư hao rất nhanh, mà nhiều khi bạn sẽ gặp rất nhiều phiền toái, chưa nói đến rủi ro tai nạn, ví dụ như ắc quy hỏng, lốp xe mòn, má phanh mòn, cháy máy xe vì hết nước mát, hết dầu nhớt máy (điều này rất hay xảy ra với các bạn sinh viên chủ quan, chỉ đi xe mà không để ý đến bảo hành bảo dưỡng), vvv. Mình sẽ có một bài viết kỳ III về kinh nghiệm bảo dưỡng, sửa chữa xe tại Úc. 
  8. Khi lái xe ô tô đến những nơi bạn biết trước khó có chỗ đậu xe, nhất là với những cuộc hẹn quan trọng, bạn cần phải nghiên cứu nơi đỗ xe từ trước, hoặc nếu không thì phải đi bằng phương tiện công cộng. Những nơi đó gồm có trung tâm thành phố, các bệnh viện, vvv. Mình đã có những lần lỡ những buổi hẹn quan trọng vì vòng xe quanh quẩn cả tiếng đồng hồ không đậu được xe, cũng có lần phải trả cho Wilson Parking đến 30$ cho 2 tiếng đậu xe trong nhà xe tư nhân này. Tránh những nhà đậu xe tư nhân mà bạn biết là giá cắt cổ, ví dụ như Wilson ở Perth. 
  9. Cho ai mượn xe bạn phải nhớ thời gian họ sử dụng xe, vì có thể họ lái xe vượt tốc độ, vượt đèn đỏ và bị camera/cảnh sát chụp hình. Vì bạn là chủ xe nên phiếu phạt sẽ được gửi về cho bạn. Bạn phải biết rõ để biết có phải mình là người lái xe hôm đó không, vì không những bị phạt tiền, bạn còn bị trừ điểm bằng lái xe nữa.
  10. Ở các bang có đường toll way (đường mất phí – Ví dụ NSW và VIC) bạn cần nghiên cứu cách chi trả cho toll way trước khi đi vào, và nếu không muốn mất tiền, tốt nhất là tránh các toll way (trên hệ thống GPS có lựa chọn bỏ qua đường toll way). Toll way ở Úc không có người đứng bán vé bên đường, mà mọi thứ đều tự động, và bạn phải mua vé online từ trước khi đi vào đường này. Có lần mình lái xe vào toll way, thấy biển trên đường cảnh báo sắp vào toll way mà không để ý, đến lúc đi vào thì không có lối rẽ ra. Đi hơn 1 phút sau thì mới có đường rẽ ngang, ngay lập tức mình thoát. Tuần sau về nhà nhận phiếu phạt từ công ty quản lý toll way ghi rõ đi từ giây bao nhiêu đến giây bao nhiêu, độ dài là bao nhiêu km, phí đường là bao nhiêu, và phí phạt vì không mua vé trước để họ phải chụp ảnh biển số và lục địa chỉ nhà mình trên cơ sở dữ liệu là bao nhiêu.

Và những điều TUYỆT ĐỐI KHÔNG khi lái xe ở Úc:

  1. Tuyệt đối không nên liều lái xe khi chưa có đủ giấy tờ pháp lý (bằng lái, bằng dịch), và nếu bạn có bằng L, người ngồi bên cạnh bạn cũng phải là người đủ điều kiện (có bằng full từ 4 năm trở lên đối với một số bang), bởi nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn. 
  2. Không đi xe không có bảo hiểm. Trước khi lái xe bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm, ít nhất là bảo hiểm cho bên thứ 3. Bảo hiểm này chỉ 100-200 đô/năm thôi nhưng đem lại cho bạn sự yên tâm khi lái xe trên đường. Hãy tưởng tượng rằng bạn đi trên đường và do phanh gấp bạn đâm vào đít xe một chiếc xe giá $100.000 đô, đem chiếc xe đó đi sửa hết mười mấy nghìn đô, nếu bạn không có bảo hiểm thì bạn biết sự việc sẽ như thế nào rồi đấy. Nếu có bảo hiểm thì bạn chỉ phải gọi cho bảo hiểm đến xử lý toàn bộ sự việc và bạn chỉ phải trả mức excess fee. Gần đây một người bạn mình mới đâm nát đuôi một chiếc xe Camry Hybrid đời 2014 chủ xe mới mua được vài tuần. Một người bạn khác từng bị một chiếc xe khác đâm ngang, cả 2 xe đều nát và phải gọi xe kéo ra bãi rác. Do lỗi của bạn mình nên bạn ấy phải đền toàn bộ giá trị của chiếc xe kia bằng tiền, cùng với mất trắng chiếc xe đang đi. Nếu cẩn trọng hơn, bạn nên mua bảo hiểm toàn diện (bảo hiểm cho cả xe bạn nếu bị tai nạn, mất, trộm, cướp…) 
  3. Tuyệt đối không uống rượu lái xe. Khi có tai nạn xảy ra mà người lái xe uống rượu chắc chắn bảo hiểm sẽ không đền cho bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với sự việc xảy ra khi bạn uống rượu lái xe, có thể sẽ bị tước bằng có thời hạn, tước bằng vĩnh viễn, thậm chí phải đi tù nếu gây ra sự việc nghiêm trọng vì đây là một trong những tội không thể tha thứ ở Úc. Ở Úc họ có cả dịch vụ đưa đón người đi dự tiệc và biết trước phải uống rượu/bia. Tất nhiên sử dụng dịch vụ này thì đắt, nhưng bạn nên tính đến các phương án dự phòng nếu bạn biết mình sẽ phải uống rượu (như đi nhờ xe bạn/đi bằng xe công cộng/hoặc nhờ bạn lái xe về). 
  4. Không vừa đi xe vừa sử dụng điện thoại di động. Gần đây có một vụ người lái xe vừa đi vừa nhắn tin, không để ý đâm chết 3 trẻ em của một gia đình. Vì thế Úc đang có một chiến dịch chống lại việc sử dụng điện thoại khi lái xe. Camera của cảnh sát hiện giờ có thể bắt được cả người dùng di động khi đang lái xe. Mức phạt của tội này khoảng 200-300 đô tùy bang và trừ điểm bằng lái. Bạn nào vừa lái xe vừa nhắn tin được thì mình phục sát đất bởi mình từng thử 2 lần, cả 2 lần xe đều đâm lên vỉa hè (may quá chưa gây hại cho ai). 
  5. Không đi xe không cài dây an toàn, và không chở em bé dưới 7 tuổi không có ghế ngồi riêng của bé. Bạn mình đã từng bị cảnh sát phạt đúng 500 đô chỉ vì không cài dây an toàn trong khi bạn ấy chỉ ngồi ở ghế sau xe thôi đấy! Ngoài trách nhiệm pháp lý với việc không cài dây an toàn rất cao, ở Úc, đi xe với tốc độ nhanh, khi va chạm xảy ra mà bạn không cài dây an toàn thì tỉ lệ bị văng khỏi ghế dẫn đến thương tật/thiệt mạng cực kỳ cao. Bạn mình đã có lần lật cả chiếc xe vài vòng, bề ngoài của chiếc xe nát bét mà cả 5 người ngồi trên xe không bị thương tật gì vì tất cả đều có cài dây an toàn! (Tất nhiên chuyện này xảy ra ở Úc rồi vì ở Việt Nam có ai cài dây đâu.)
  6. Không chạy khỏi cảnh sát khi bị cảnh sát gọi. Khi thấy một chiếc xe cảnh sát nháy đèn ở đằng sau, bạn phải tìm cơ hội sớm và an toàn nhất để dừng xe bên lề đường. Cảnh sát ở Úc rất thân thiện, nhiều khi họ chỉ dừng xe để hỏi xem bạn có vấn đề gì hay không (bạn mình từng được gọi lại vì lái xe chuệch choạng trên đường do không biết đường cứ rẽ nhầm lại quay ra – cảnh sát chỉ hỏi xem bạn ấy có làm sao không mà lại lái xe ngoằn nghèo như vậy, và chỉ đường cho bạn ấy rõ ràng trước khi bạn ấy đi tiếp). Nếu bạn không biết đó là tín hiệu gọi của cảnh sát và cố tình đi không dừng lại, có thể bạn sẽ bị quy tội trốn chạy, và cảnh sát Úc sẵn sàng gọi trực thăng đuổi theo xe bạn nếu họ nghi ngờ có vi phạm.

Trên đây là đúc kết những kinh nghiệm lái xe ở Úc của bạn Hường Nguyễn. Chúc các bạn lái xe ở Úc thật an toàn và đúng luật!